Tin tức HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỐC TẾ

Giảm lãng phí nguyên vật liệu, phát triển bền vững với MFCA

Thứ tư - 03/04/2013 16:38

MFCA là viết tắt của Material Flow Cost Accounting, là một phương pháp quản lý môi trường nguyên bản được phát triển tại Đức nhưng đã được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản trở thành một công cụ quản lý cực kỳ hiệu quả trong việc giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Xem tiếp...

MFCA đo lường dòng chảy nguyên vật liệu tại từng công đoạn sản xuất (có thể là khâu sản xuất, một máy chạy hay một dây chuyền … ), với 2 giá trị khối lượng vật lý (m2, lít, kg … ) và thành tiền. MFCA có thể áp dụng cho 1 sản phẩm hay cả 1 dây chuyền. MFCA giúp xác định giá trị của những lãng phí thường bị bỏ qua trong cách tính truyền thống hay trong quản lý sản xuất, được phân làm 4 loại chính Nguyên vật liệu, Năng lượng, Chi phí hệ thống (nhân công, khấu hao máy móc) và Chi phí xử lý phát thải. MFCA được ví như một máy chụp CT, cung cấp hình ảnh rõ nét về từng công đoạn sản xuất, chỉ ra những lãng phí cho phi sản phẩm và giúp xác định điểm ưu tiên cải tiến.


Mô hình dòng chảy nguyên vật liệu theo MFCA

Với cách tính theo MFCA, giá trị những lãng phí được coi là chi phí cho phi sản phẩm (bao gồm lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, khấu hao máy móc, xử lý chất thải … ). Do đó, cùng mức doanh thu bán hàng, nếu doanh nghiệp có phương pháp cải thiện giảm chi phí phi sản phẩm, sẽ làm tăng lợi nhuận đáng kể. Bảng tính ví dụ sau làm rõ điều này.

MFCA có thể coi là một tư duy khác biệt về việc cắt giảm chi phí. Nếu như tỉ lệ giá thành nguyên vật liệu chiếm đáng kể trong cấu thành giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp còn rất nhiều khả năng cải tiến thông qua giảm việc tiêu hao nguyên vật liệu, giảm phát thải ra môi trường, góp phần phát triển bền vững.

VIệc áp dụng MFCA trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích từ thông qua việc cung cấp khả năng:

Nguồn tin: vpc.vn

Từ khóa:MFCA, Dòng chảy vật liệu, Sơ đồ dòng chảy giá trị, Bảo vệ môi trường, Cắt giảm lãng phí, ISO 14001

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn